Hướng dẫn bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trước dịch bệnh COVID-19
Thứ Năm 30/12/2021 09:17:57
Người trên 50 tuổi đặc biệt là trên 65 tuổi và người có bệnh nềnlà những người thuộc nhóm nguy cơ cần được ưu tiên bảo vệ nhằm hạn chế mắc COVID-19 cũng như giảm khả năng bệnh diễn tiến nặng và tử vong. 1. Người thuộc nhóm nguy cơ cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc COVID-19? − Thường xuyên rửa tay.  − Chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết.  − Khuyến khích thường xuyên đeo khẩu trang ngay khi ở nhà. Khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.  − Tránh những nơi đông người. − Tiêm vắc xin khi đến lượt. 2. Người thân, người chăm sóc cần làm gì để bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ? − Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tụ tập. − Tiêm vắc xin ngay khi đến lượt. − Đeo khẩu trang khi chăm sóc, tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ; rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc. − Khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19, khai báo ngay với y tế địa phương để được hướng dẫn cách ly, xét nghiệm, điều trị. 3. Làm sao phát hiện mắc COVID-19 sớm? − Theo dõi sức khỏe hàng ngày; nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19(sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác …) thì đến ngay cơ sở khám bệnh, chữa bệnhhoặc tự xét nghiệm COVID-19 hoặc thông báo cho y tế địa phương. − Tham gia xét nghiệm tầm soát khi có yêu cầu của Ngành y tế. 4. Người thuộc nhóm nguy cơ cần làm gì khi mắc COVID-19? − Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, thông báo ngay cho Trạm y tế nơi cư trú để được theo dõi và cấp phát ngay thuốc kháng vi rút (gói thuốc C) và thuốc hạ sốt, nâng đỡ thể trạng (gói thuốc A) vàthuốc kháng viêm, kháng đông (gói thuốc B) cho người F0.  − Tuân thủ chỉ định điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.  − Sử dụng ngay gói thuốc C khi được cấp phát. Gói thuốc B chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. − Nếu cách ly điều trị tại nhà thì cần theo dõi sức khỏe hàng ngày và khai báo cho y tế địa phương. − Tăng cường sức khỏe bằng dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái.  − Tiếp tục điều trị bệnh nền(nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.

Xem Thêm

Hưởng ứng : Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12/2021": Thông điệp trở nên ý nghĩa trước đại dịch Covid-19
Thứ Hai 27/12/2021 09:11:00
Ngày 27/12/2020 là ngày đầu tiên trong chuỗi “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Với sự đầu tư vào sức khỏe cộng đồng, thông qua sự hỗ trợ của chính phủ, của chính cộng đồng, của các tổ chức bảo vệ sức khỏe, chúng ta có thể đảm bảo những đứa trẻ của chúng ta và các thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp quản một thế giới an toàn, phục hồi tốt và bền vững hơn". Ngày 27/12 hằng năm sẽ nhắc nhở cho mỗi cá nhân nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc phòng chống dịch bệnh. Năm 2021, tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và vẫn đang chiến đấu cùng với đại dịch Covid-19. Trong một thời gian dài, nhiều địa phương phải tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động, gây thiệt hại lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư và nâng cao nhận thức về kiểm soát dịch bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chủ trương thực hiện nghiêm những quy tắc phòng dịch, nhằm đẩy mạnh và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân và nhân viên y tế: Trong toàn bệnh viện bố trí các vật dụng, xà phòng, dung dịch sát khuẩn… đầy đủ và thuận tiện nhất để tất cả nhân viên y tế nội viện và người dân đến khám chữa bệnh sử dụng khi cần. Cán bộ nhân viên y tế luôn được test Covid định kỳ. Đặc biệt, 100% Cán bộ nhân viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19. Mỗi người bệnh chỉ đăng ký 01 người nuôi bệnh và hạn chế thay đổi người nuôi bệnh, không thăm bệnh. Khi khám ngoại trú hạn chế số lượng người thân đi cùng, chỉ 01 người thân đi cùng người bệnh. Bệnh viện thường xuyên cập nhật những quy định mới do Bộ Y tế ban hành về phòng chống dịch, kịp thời phổ biến và hướng dẫn cho các nhân viên y tế và người dân thực hiện nghiêm túc. Các Khoa Phòng trong toàn bệnh viện tổ chức theo dõi - giám sát nghiêm ngặt để phát hiện kịp thời và báo cáo khi có trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh nhiễm, từ đó thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gian, khử khuẩn định kỳ toàn bệnh viện và môi trường xung quanh.

Xem Thêm

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân
Thứ Hai 20/12/2021 10:40:29
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Thời điểm trước Tết Nguyên đán chúng ta đã chứng kiến dịch cúm A, B bùng phát khiến một số lượng lớn người mắc gây ra tình trạng khan hiếm thuốc điều trị cũng như vắc xin phòng bệnh cúm. Tiếp đến dịch bệnh Covid-19 cũng là dịch bệnh đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là các “đại dịch” này đều dễ dàng lây qua đường hô hấp và bùng phát trong mùa đông xuân. Do đó việc tìm cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân là việc làm cấp thiết. Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa đông xuân Một số căn bệnh thường gặp trong mùa đông xuân và dễ dàng bùng phát thành đại dịch có thể kể đến như: Bệnh sởi, rubella Bệnh sởi và bệnh rubella là 2 căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh chủ yếu lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc qua các con đường tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt chúng có nguy cơ lây lan và dễ dàng trở thành đại dịch, nhất là ở các trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, rubella. Triệu chứng báo hiệu của bệnh thường là sốt, phát ban và viêm đường hô hấp. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong. Tuy rằng bệnh có triệu chứng nguy hiểm và có nguy trở thành dịch bệnh tại Việt Nam nhưng chúng ta có thể phòng tránh bằng cách tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Với trẻ trong độ tuổi từ 9 – 12 tháng cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xinphòng bệnh sởi mũi một và tiêm nhắc lại mũi hai khi trẻ trên 18 tháng tuổi, đồng thời tiêm vắc xin sởi- rubella cho trẻ ở độ tuổi từ 12 – 14 tháng và thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Bệnh cảm cúm Bệnh cúm mùa là dịch bệnh mùa đông xuân nguy hiểm và có nguy cơ bùng phát mạnh. Đặc biệt với những đối tượng có sức đề kháng kém, không tiêm chủng đầy đủ vắc xin thì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cúm mùa thường lây lan qua tuyến nước bọt, nước mũi/đờm của người bị bệnh với các triệu chứng như đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ. Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm. Khi có triệu chứng cúm như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ kê đơn và dược sĩ tư vấn. Bệnh tiêu chảy cấp Bệnh tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh dễ bùng phát thành đại dịch bệnh tại Việt Nam, nhất là trong thời tiết lạnh ẩm mùa đông xuân. Theo đó, đối tượng thường mắc bệnh là trẻ em có sức đề kháng kém. Bệnh tiêu chảy cấp là do các loại vi trùng tả, thương hàn hay các loại virus đường ruột như rotavirus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng. Tốc độ lây nhiễm của bệnh tiêu chảy rất nhanh nên dễ dàng trở thành dịch bệnh nguy hiểm. Người mắc bệnh tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, mất nước, các triệu chứng này có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Để chủ động phòng bệnh tiêu chảy cấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Ngoài ra, cần rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài các căn bệnh thường gặp trên, một số căn bệnh dễ dàng bùng phát trở thành dịch trong mùa đông xuân như bệnh liên cầu lợn, viêm đường hô hấp cấp, ho gà, viêm giác mạc, thủy đậu, viêm màng não mô cầu… Để phòng tránh dịch bệnh mỗi người cần nâng cao ý thức, thực hiện các khuyến cáo phòng tránh dịch bệnh của Bộ Y tế, đồng thời thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình mở rộng hoặc chương trình tiêm chủng dịch vụ theo đúng lịch hẹn. Cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân hiệu quả Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: 1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).  2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.  3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …; nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang. 4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Xem Thêm

Tập huấn dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị cho bệnh nhân COVID-19
Thứ Năm 09/12/2021 16:06:36
Nhằm cung cấp các hưỡng dẫn cho việc thực hành điều trị dinh dưỡng ở bệnh nhân Covid-19, cũng như xác định, sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi dinh dưỡng phù hợp và điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 nhằm cải thiện chất lượng điều trị ở bệnh nhân nặng. Theo đó, Chiều ngày 07/12/2021, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã diễn ra lớp tập huấn “Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị cho bệnh nhân Covid-19” qua hệ thống trực tuyến Zoom Meetings cho toàn bộ thành viên trong mạng lưới dinh dưỡng tại các khoa/phòng trong bệnh viện. Ts.Bs Phạm Đức Minh - Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Quân Y 103/ Học viện Quân Y - Phó chủ tịch Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hoá Việt Nam trình bày tại buổi tập huấn. Tại lớp tập huấn, các học viên được Ts.Bs Phạm Đức Minh - Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Quân Y 103/ Học viện Quân Y - Phó chủ tịch Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hoá Việt Nam (Vietspen) truyền đạt các nội dung: Thông tư quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện; Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị Covid-19 vừa và nặng. Bên cạnh đó, các học viên đã được thảo luận và trao đổi thẳng thắn với giảng viên về những thắc mắc liên quan tới chế độ dinh dưỡng, nhằm đưa ra các giải pháp để kiểm soát, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng người bệnh. BSCKI.Nguyễn Anh Dũng -  Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phát biểu tại buổi tập huấn BSCKI.Nguyễn Anh Dũng -  Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chia sẻ, “Trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền mắc Covid-19 đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị người bệnh. Dinh dưỡng tốt sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, điều hòa các rối loạn chuyển hóa làm giảm hội chứng bệnh. Ngoài ra dinh dưỡng hợp lý còn giúp cho cơ thể người bệnh hồi phục tốt hơn sau những chấn thương hay suy nhược cơ thể". Chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, phòng bệnh tái phát và biến chứng và diễn tiến nặng. Qua đó giúp các bác sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, tuyên truyền sâu rộng kiến thức về chế độ dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh. Đảm bảo người bệnh khi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông không những được chăm sóc về mặt sức khỏe mà còn được chăm sóc đầy đủ cả về mặt dinh dưỡng, giúp người bệnh yên tâm điều trị mang lại sự hài lòng cho người bệnh.

Xem Thêm

Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant
Thứ Tư 01/12/2021 16:50:32
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. Mặc dù được đánh giá cao về độ an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nhưng vẫn còn nhiều khách hàng lo lắng không biết cấy implant có thực sự an toàn hay không? Nên trồng implant ở nha khoa nào?. Vậy nên bạn đừng bỏ lỡ lỡ bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cặn kẽ cấy implant là gì? Bảng giá trồng răng implant bao nhiêu tiền, mời bạn cùng tham khảo. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng răng implant Trồng răng implant là phương pháp thẩm mỹ răng với trường hợp mất răng, rụng răng. Hiện nay, cắm implant được xem là kỹ thuật phục hồi răng mất an toàn, hiệu quả, ưu việt nhất. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà về cấy răng implant bạn cần thuộc lòng trước khi thực hiện: Trồng răng implant là gì? Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều về kỹ thuật trồng răng implant. Vậy cấy ghép implant là gì? Cắm răng implant là kỹ thuật nha khoa đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp này mới được ứng dụng vào khoảng những năm 2000. Với những ưu điểm vượt trội ngoài mong đợi, khắc phục cả những nhược điểm mà phương pháp trồng răng giả cũ mang tới, cấy ghép implant nhanh chóng được người dùng tin tưởng chọn lựa và yêu thích. Implant là những trụ răng được làm từ hợp chất Titanium. Dưới kỹ thuật của nha sĩ, trụ này sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Vì được cắm trực tiếp nên trụ răng implant sẽ tạo nền vững chắc để răng giả tồn tại, hoặc nâng đỡ mão hoặc cầu răng. Sau khi trụ implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm, nha sĩ tiếp tục gắn Abutment và mão răng sứ để hoàn thiện quá trình trồng răng implant. Trồng răng implant là gì? Răng implant có cấu tạo như thế nào? Một chiếc răng được gắn implant sẽ có cấu tạo với 3 thành phần chính như sau: Trụ implant: đây là phần cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự thành bại khi gắn. Trụ được làm từ chất liệu titanium tinh khiết rồi cấy ghép trực tiếp vào xương hàm, nơi vị trí răng bị mất. Vì trụ implant nằm ở phía dưới nướu nên bạn sẽ không thể nhìn thấy. Trụ implant giữ vai trò giống như một chân răng thật. Khớp nối Abutment: là phần nối giữa implant và răng giả ở phía trên. Cụ thể, nó sẽ kết nối với implant bên dưới thông qua vít và được bọc bởi răng giả nằm phía trên cùng. Mão răng sứ: còn được gọi là răng sứ. Đây là phần tái tạo lại thân răng đã mất và kết nối trực tiếp với Abutment. Kỹ thuật trồng răng implant phù hợp với những ai? Là kỹ thuật trồng răng giả ưu việt nhất, implant không hề kén chọn người thực hiện. Cụ thể, những trường hợp phù hợp và cần thiết trồng răng implant để phục hình thẩm mỹ hoàn hảo nhất bao gồm: Mất một răng: Nếu một chiếc răng mất đi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến răng toàn hàm bị xô lệch. Vì đó, nên tiến hành làm răng implant sớm. Mất nhiều răng: Mất nhiều răng không phải ai cũng có thể làm răng giả. Tuy nhiên, với implant bạn hoàn toàn có thể tiến hành cấy ghép. Mất răng toàn hàm: Mất toàn hàm thường đẩy nhanh tình trạng tiêu xương và khiến các phương pháp trồng răng giả khác không thể thực hiện được nữa. Lúc này, làm răng implant chính là sự lựa chọn tốt nhất, đặc biệt phù hợp với trồng răng implant cho người già. Cấy ghép răng implant phù hợp với những ai? Trồng răng implant mất bao lâu? Trồng răng implant mất bao lâu luôn là vấn đề được đông đảo khách hàng quan tâm. Bởi vì ai cũng mong muốn chóng hồi phục và sở hữu hàm răng đẹp đều không khuyết điểm. Thực tế, trồng implant sẽ trải qua 2 giai đoạn như sau: Cấy ghép implant Thời gian đầu tiên là để bác sĩ nha khoa tiến hành cấy ghép implant. Lúc này đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải thật điêu luyện và đặt trụ implant với kích thước phù hợp với chiếc răng đã mất vào vị trí xương hàm. Lưu ý, để trụ implant có thể liên kết chắc chắn với xương hàm thì thời gian tối thiểu cần có là 3 tháng. Với những trường hợp răng mất lâu năm vẫn có thể tiến hành cấy ghép implant. Tuy nhiên, thời gian tích hợp xương hàm sẽ lâu hơn một chút. Bởi vì mất răng lâu sẽ khiến xương hàm bị tiêu và nhỏ lại, sẽ không còn đủ kích thước để đặt trụ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang, ghép xương,… để nới rộng khoảng cách. Vì phải thực hiện thêm các kỹ thuật khác nên thời gian tích hợp xương hàm sẽ lâu hơn, trung bình là 5 – 6 tháng. Phục hình răng trên trụ implant Sau khi xương hàm đã tích hợp với trụ implant, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn mão sứ lên phía trên. Với từng tình trạng của khách hàng, việc đặt implant đã gắn trụ Healing Abutment hay chưa có thể liên quan đến bộc lộ implant và đặt trụ Healing trước khi lấy dấu để tạo hình cổ nướu phù hợp với vị trí xung quanh răng giả. Trồng răng implant sẽ phải trải qua 2 giai đoạn với thời gian chờ khác nhau Ưu điểm vượt trội mà chỉ có trồng răng implant mới làm được Sở dĩ trồng răng implant được ưa chuộng thực hiện bởi vì nó dường như đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm mà kỹ thuật trồng răng trước đó mắc phải. Dưới đây là một số ưu điểm tuyệt vời mà kỹ thuật cấy răng implant đem lại: Chất liệu an toàn 100% với cơ thể con người Implant là chất liệu titanium được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y khoa. Đặc biệt, trụ implant trong nha khoa được làm từ loại titanium tinh khiết nhất nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với cơ thể. Bên cạnh đó, khi cấy ghép implant, quá trình diễn ra rất nhanh chóng, ít đau đớn. Bạn có thể nhanh chóng hồi phục mà không cần quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Quá trình tích hợp xương hàm với trụ implant cũng khá nhanh chóng, hiếm khi xảy ra sự đào thải. Bạn sẽ không phải lo lắng cấy implant có nguy hiểm hay không nữa. Phục hồi chức năng nhai hoàn hảo Vì trụ implant được sử dụng nhằm thay thế chân răng đã mất. Trụ này được cố định trong xương, sau khi tích hợp mới tiến hành đội mão sứ răng giả lên trên. Vì thế, khi ăn uống, khách hàng sẽ có cảm giác như đang nhai với hàm răng thật. Với cả những đồ ăn dai, cứng thì chiếc răng implant vẫn có thể đảm bảo nhai nghiền cực tốt. Bạn cũng không cần phải kiêng khem quá nhiều như một số loại răng giả khác mang tới. Hiệu quả thẩm mỹ trọn đời Nếu như một số kỹ thuật trồng răng giả khác có tuổi thọ từ 5 – 10 – 20 năm thì răng implant lại mang hiệu quả trọn đời. Bởi vì trụ răng implant từ chất liệu cao cấp, có thể tích hợp hoàn toàn với xương hàm nên ổn định bên trong vĩnh viễn. Nếu chăm sóc tốt thì bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về tuổi thọ của răng. Mang lại tính thẩm mỹ toàn diện, giống răng thật 99% Một số loại răng giả khác thường khá lỏng lẻo, thậm chí là màu sắc không tự nhiên khiến cho người đối diện có thể dễ dàng phát hiện ra bạn có tật ở răng. Tuy nhiên, khi trồng răng implant, bạn hoàn toàn không phải lo lắng quá nhiều vì tính thẩm mỹ mà implant mang lại gần như là tuyệt đối.   Trụ răng implant cực kỳ chắc chắn, sẽ không xuất hiện tình trạng răng lỏng lẻo hay dễ rơi rớt ra ngoài. Bạn có thể tự tin nở nụ cười tỏa sáng và giao tiếp trong công việc như chưa hề tiến hành cấy ghép răng giả. Đặc biệt, răng giả implant có màu sắc y như răng thật nên khi nhìn bằng mắt thường khó mà phân biệt ra. Ngăn chặn tình trạng tiêu xương diễn ra Nếu như các kỹ thuật trồng răng giả khác chỉ chú trọng vào việc che đi vết trống mất răng đem lại thì implant lại can thiệp vào cả xương hàm. Trụ implant được đặt vào nơi chân răng bị mất, sau khi tích hợp với xương hàm thì mới tiến hành phục hình răng. Vì vậy, quá trình tiêu xương ở những case trồng răng implant tuyệt đối không xảy ra. Từ đó, gương mặt cũng không bị lệch, lão hóa do mất răng gây ra. Đồng thời giúp bảo vệ các răng khác trong hàm không bị xô lệch. Áp dụng được với hầu hết các tình trạng mất răng Kỹ thuật trồng răng giả truyền thống thường khá kén chọn những người bệnh điều trị. Bởi vì với một số người không thể tiến hành trồng răng giả vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không thể cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, với trụ răng implant thì hầu hết trường hợp đều tiến hành được. Kể cả là trường hợp mất răng lâu năm, người già bị rụng răng, mất răng toàn hàm, tiêu xương hàm,… Ưu điểm phương pháp cấy răng implant Làm răng implant giá bao nhiêu tiền? Làm răng implant giá bao nhiêu tiền luôn là vấn đề được đông đảo khách hàng quan tâm hàng đầu. Bởi vì là kỹ thuật trồng răng hiện đại nhất, sở hữu nhiều ưu điểm nhất nên giá làm răng implant thường cao hơn so với các kỹ thuật trồng răng khác. Vậy giá trồng răng implant khoảng bao nhiêu? Làm răng implant giá bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau: Tình trạng răng miệng hiện tại Răng miệng hiện tại đang gặp phải những vấn đề gì là một trong những yếu tố quyết định đến việc làm răng implant giá bao nhiêu. Bởi nếu sức khỏe răng miệng khỏe mạnh, không có bệnh lý thì chi phí làm răng implant sẽ thấp hơn với những trường hợp có bệnh lý. Đặc biệt với những trường hợp nghiêm trọng khác như tụt nướu xương hàm, viêm nha chu,… thì bắt buộc phải điều trị tận gốc thì mới có thể làm răng implant được. Lúc này, ngoài số tiền cắm răng implant thì bạn còn mất thêm phí điều trị bệnh răng miệng. Từ đó khiến chi phí tổng thể bị tăng lên khá nhiều. Loại trụ implant cấy ghép Cấy ghép implant giá bao nhiêu phụ thuộc phần lớn vào vật liệu hoặc trụ implant được sử dụng. Bởi vì trụ implant giữ vai trò trực tiếp trong quá trình làm răng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trụ implant để bạn thực hiện cấy ghép. Đó là trụ implant đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Pháp, Đức,… Mỗi thương hiệu trụ implant đều sở hữu ưu nhược điểm riêng và giá thành cũng có sự chênh lệch khá lớn. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi người và tình trạng răng miệng hiện tại, bạn có thể chọn ra loại trụ implant phù hợp nhất. Số lượng răng cần tiến hành trồng implant Bạn cần tiến hành trồng implant bao nhiêu cái răng cũng là yếu tố quyết định đến chi phí tổng thể. Bởi vì có những người chỉ mất 1 chiếc răng nhưng có người lại mất tới 2, 3 cái, thậm chí là toàn hàm do một số nguyên nhân nào đó. Vậy trồng răng implant bao nhiêu 1 cái? Giá trên thị trường thường dao động từ 13.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ tùy thuộc vào loại trụ implant được chọn và có phát sinh các kỹ thuật nâng xương hàm hoặc điều trị bệnh lý răng miệng gì hay không. Giá trồng răng implant bao nhiêu? Tuy nhiên, nếu thực hiện trồng nhiều răng một lúc thì giá lẻ làm răng implant 1 cái như trên sẽ không còn đúng nữa. Bởi vì nếu trồng nhiều, tất cả các địa chỉ nha khoa uy tín đều có chính sách ưu đãi giảm giá. Cơ sở nha khoa thực hiện Điều cuối cùng và cũng cực kỳ quan trọng quyết định đến giá làm răng implant bao nhiêu tiền đó là cơ sở nha khoa với hệ thống máy móc, bác sĩ ra sao. Mỗi một địa chỉ nha khoa thẩm mỹ đều có những bảng giá trồng răng implant khác nhau. Tại những cơ sở nha khoa ứng dụng máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc tận tâm và đội ngũ bác sĩ kỳ cựu, giỏi giang thường sẽ có chi phí cao hơn so với những địa chi nha khoa kém chất lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn với tính thẩm mỹ toàn diện, bạn vẫn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện cấy, làm răng implant. Bởi vì thực tiễn xuất hiện không ít trường hợp vì tiếc tiền, ham rẻ đã thực hiện làm implant ở địa chỉ chui, dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, chọn nha khoa uy tín bạn sẽ không còn lo lắng trồng implant có đau không. Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về trồng răng implant là gì? Nếu có thắc mắc nào bạn hãy nhanh chóng liên hệ với nha khoa uy tín để có thể được giải đáp cụ thể hơn.  Tác giả bài viết: BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA

Xem Thêm

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống AIDS(01/12) và tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2021: Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Thứ Tư 01/12/2021 09:16:11
Năm 2021 – đánh dấu 40 năm kể từ khi 5 trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo mắc AIDS. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người Việt Nam nhiễm HIV tử vong tính tích lũy đến nay là 108.849 trường hợp. Người có HIV sẽ trở nặng nếu nhiễm COVID-19 Hơn 23.000 cuộc đời đã mất vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WH0), người nhiễm HIV khi mắc COVID-19 thì bệnh có nguy cơ chuyển nặng hoặc tử vong cao hơn. Một báo cáo của WHO dựa trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về những người nhiễm HIV nhập viện do COVID-19 cho thấy: nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người khác. Người nhiễm HIV có nhiều bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp hơn. Báo cáo cũng chỉ ra gần 23,1% người có HIV nhập viện do COVID-19 đã tử vong. Người bị mắc HIV sẽ đối diện với nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng Phát hiện này cũng muốn nhấn mạnh rằng người có HIV cần áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như:  Tiếp cận và điều trị thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị;  Ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như: tiểu đường, tăng huyết áp. WHO khuyến cáo những người có HIV nên được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt mà không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của họ. Các quốc gia cũng cần có giải pháp để đảm bảo rằng những người có HIV vẫn có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) sớm nhất, liên tục kể cả phải tính đến dịch vụ có thể bị gián đoạn do hậu quả của đại dịch COVID-19. Và cả những người có nguy cơ cao cũng được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong giai đoạn khó khăn này. Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 WHO khẳng định HIV tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu lớn, đến nay đã cướp đi sinh mạng của 34,7 triệu người.  Tại Việt Nam, theo các báo cáo từ địa phương, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ  năm trước.   Nguyên nhân có thể là do tác động của dịch COVID-19 nên khách hàng khó tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Nhằm ứng phó kịp thời các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến chương trình phòng chống, HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19, đơn cử như: xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS: Hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online;  Hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV;  Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;  Đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)… Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS 2021 Diễn ra từ ngày 10-11 đến ngày 10-12 với các mục tiêu:   Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/ AIDS; nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19; để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AlDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng, trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS; đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV; cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân; đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao.

Xem Thêm

Tập huấn chuyên đề về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản
Thứ Năm 18/11/2021 09:17:33
Căn cứ chương trình thực hiện phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2021. Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và dự phòng bệnh CODP, chiều ngày 17/11/2021, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản qua hình thức Zoom meeting cho tất cả các bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện, dưới sự chia sẻ của báo cáo viên BSCKI Nguyễn Thị Thanh Minh, Khoa khám bệnh, với các nội dung: Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2021 bao gồm: Khởi đầu điều trị; Điều trị bộ ba; Rút ICS. Các thay đổi chính của GOLD 2021 Các hướng dẫn khác: ATS, ERS COPD và Covid. COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường đường dẫn khí và/ hoặc phế nang, thường gây ra bởi tiếp xúc với hạt hay khí độc hại và ảnh hưởng bởi các yếu tố ký chủ như sự phát triển của phổi. Hiện nay, có khoảng 384 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới (GOLD 2019); Hơn 3 triệu người chết vì COPD vào năm 2012 chiếm 6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu tử vong do COPD (WHO 2015);  COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 thế giới (GOLD 2020). BSCKI Nguyễn Thị Thanh Minh, Khoa khám bệnh trình bày tại buổi tập huấn Ngăn chặn đợt cấp là một yếu tố rất quan trọng trong quản lý bệnh COPD. Đợt cấp của COPD đã được chứng minh là có liên quan đến việc làm suy giảm chức năng phổi, làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân nhập viện đặc biệt là tăng nguy cơ tử vong; Ngăn ngừa đợt cấp giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh và làm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế Thuốc giãn phế quản là nền tảng trong kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng dung nạp gắng sức; BCAT có giá trị trong chẩn đoán kiểu hình và dự báo đáp ứng điều trị với ICS; Tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo đối với bệnh nhân COPD trong đó có vắc xin phòng ho gà; Điều trị COPD trong bối cảnh dịch Covid 19 không có khác biệt. Tuy nhiên cần đảm bảo các biện pháp phòng dịch, áp dụng khám và tư vấn trực tuyến.

Xem Thêm

Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021
Thứ Năm 18/11/2021 08:07:43
Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021 với chủ đề của năm 2021 là: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”, bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức truyền thông tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống kháng thuốc.   Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo: Mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng kháng sinh; Luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh; Không bao giờ chia sẻ cho người khác hoặc dùng các kháng sinh còn dư thừa; Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, tiêm vắc xin đầy đủ.   Đối với các nhân viên và cơ sở y tế: Đảm bảo bàn tay, dụng cụ và môi trường cơ sở y tế sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng; Chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết, theo hướng dẫn chuyên môn hiện hành; Báo cáo về các vi khuẩn kháng kháng sinh cho các cơ sở tham gia giám sát kháng thuốc; Tư vấn cho bệnh nhân về sử dụng kháng sinh đúng cách, kháng kháng sinh và nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng; Hướng dẫn bệnh nhân, người dân về việc ngăn ngừa nhiễm trùng (như tiêm chủng, rửa tay, quan hệ tình dục an toàn hơn và che mũi và miệng khi hắt hơi). Đối với các nhà thuốc: Chỉ bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ; Cung cấp kháng sinh có chất lượng; Tư vấn cho bệnh nhân, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng. Đối với các cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát của bác sĩ thú y; Không sử dụng thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở những động vật khỏe mạnh; Tiêm vắc xin cho động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh; Thúc đẩy và áp dụng các thực hành tốt trong sản xuất và chế biến thực phẩm; Cải thiện an toàn sinh học trong các trang trại và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ, chăm sóc động vật./.   Ảnh minh họa(nguồn: internet) Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho con người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh đã giúp kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng và làm suy yếu nhiều tiến bộ trong sức khỏe và thuốc điều trị, đòi hỏi phải có nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh.        Khi mắc bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, NHẤT LÀ KHÁNG SINH!

Xem Thêm

Lớp học tiền sản: Mẹ khỏe con ngoan!
Thứ Tư 17/11/2021 14:35:20
Vượt cạn là mốc thời gian mong chờ nhất của tất cả các mẹ. Nhưng những cơn đau khi vượt cạn luôn là nỗi ái ngại của nhiều mẹ bầu. Cảm giác đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ luôn mang tới những dư vị ngọt ngào nhất cho người phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ các mẹ bầu gặp phải đối mặt với muôn vàn băn khoăn, lo lắng. Làm sao để cả mẹ và con đều khỏe mạnh? Làm thế nào để con phát triển tốt nhất trong bụng mẹ đến khi bé ra đời? Làm sao để vượt cạn an toàn? Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho con yêu khi chào đời?… Thấu hiểu những băn khoăn lo lắng đó, chiều thứ 6 ngày 05/11 và chiều thứ 4 ngày 10/11, bệnh viện đa khoa Hà Đông phối hợp với Công ty sữa Việt Nam(Vinamilk) và Công ty TNHH cộng đồng bầu, tổ chức lớp học tiền sản thành công và nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các mẹ bầu và người thân. Khi tham gia lớp học tiền sản, các mẹ sẽ được trực tiếp Bs.CKII Nguyễn Đức Tú – Phụ trách Khoa Phụ sản và Ths.Bs Nguyễn Thị Hiền – Khoa Phụ sản, chia sẻ những kiến thức hữu ích cho mẹ để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn. Nội dung bài giảng trong Lớp học tiền sản được xây dựng theo từng chủ đề cho mỗi tuần để các mẹ có thể tìm hiểu sâu, sẽ giúp các thai phụ, sản phụ cập nhật đầy đủ những kiến thức về thai kỳ và sinh nở, chuẩn bị tâm lý cho cuộc chuyển dạ, tập rặn đẻ đúng cách, tư thế sinh và bí quyết giảm đau khi sinh, massage bé, tắm bé, những bệnh lý thường gặp ở bé sơ sinh, những vấn đề mẹ có thể gặp phải sau sinh… Đặc biệt, khi đến tham dự lớp học các học viên còn được trao đổi các vấn đề trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Phụ sản. Ngoài ra, đến tham dự lớp học các mẹ còn nhận được những phần quà ý nghĩa từ Bệnh viện và các nhà tài trợ. Với sự chia sẻ của các bác sĩ khoa Phụ sản giàu kinh nghiệm và nhiệt tình đến lớp học tiền sản sẽ mang lại cho những ông bố bà mẹ, những người trực tiếp chăm sóc cho mẹ và bé có được sự trải nghiệm đặc biệt nhất. Lớp học tiền sản sẽ được diễn ra hàng tuần tại bệnh viện đa khoa Hà Đông  khi có đủ số lượng thành viên tham gia. Để đăng ký tham gia lớp học tiền sản, các mẹ có thể đăng ký qua số Hotline: 093 837 6841, hoặc đăng ký theo link dưới đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdtCQMoYDs-jfp1CxOT5C62NQQuGjqZTMaHrUQgOm9r16ycmg/viewform?fbclid=IwAR2UPuDVuGWTw831Sxb-f3Kjr5692PxWTPCHJ08hsnHhU1MyI7CQJOurK_c Một số hình ảnh tại lớp học tiền sản:  

Xem Thêm

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh Đái tháo đường 14/11/2021
Chủ Nhật 14/11/2021 08:45:09
Đái tháo đường(ĐTĐ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, do cơ thể không sản sinh được insulin hoặc không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose máu dẫn đến đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tăng glucose máu lâu dài dẫn đến tổn thương các cơ quan tim mạch, thận, mắt, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tim mạch, mù lòa suy thận, chạy thận, cắt cụt chi không phải do tai nạn. Bên cạnh đó, các biến chứng cấp tính bao gồm: hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều. Nếu bệnh đái tháo đường không được chữa trị, có thể gây ra nhiều biến chứng như: Hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn tính, loét chân, bệnh lý võng mạc… Biến chứng của bệnh Đái tháo đường Trên thế giới cứ 11 người trưởng thành có 1 người mắc đái tháo đường, trong đó 46,5% người bệnh chưa được chẩn đoán. Dự tính đến năm 2040, cứ 10 người lớn có 1 người mắc bệnh. 3/4 người mắc đái tháo đường ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh đái tháo đường. Chi phí y tế được sử dụng cho quản lý đái tháo đường chiếm 12% trên tổng chi phí y tế toàn cầu. Bệnh Đái tháo đường – “kẻ giết người thầm lặng” Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường tốc độ tăng 211% trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, 65% bệnh nhân KHÔNG BIẾT mình mắc bệnh và do bệnh thường được phát hiện muộn. Mặc dù là căn bệnh thầm lặng và nguy hiểm, bệnh ĐTĐ và các biến chứng vẫn có thể phòng tránh. Điều trị và phát hiện sớm sẽ giảm nguy cơ tử vong và biến chứng. Hưởng ứng ngày toàn Thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa Hà đông tuyên truyền với thông điệp “Dinh dưỡng lành mạnh cùng với lối sống lành mạnh giúp ổn định đường huyết và dự phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường” chúng ta nên: Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (fast food), thực phẩm nhiều tinh bột; tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt); Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần; Kiểm soát cân nặng BMI từ 18-25. Trong đó, quan trọng nhất là việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh (6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ) và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh. Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng như đi khám định kỳ để được điều chỉnh kịp thời.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN