HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHẦN MỀN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023.
Thứ Năm 12/01/2023 14:55:14
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG PHẦN MỀN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023. Nhằm thực hiện tốt Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0) của Bộ Y tế ban hành. Với quyết tâm cao nhất, toàn thể cán bộ nhân viên y tế và người lao động Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đặt mục tiêu trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong năm 2023 tốt nhất, cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang xanh, sạch, đẹp, trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Với đầy đủ các chuyên khoa, bàn khám, giường kế hoạch…đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Theo đó, chiều ngày 10/01/2023, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tổ chức buổi tập huấn “Hướng dẫn áp dụng phần mền quản lý chất lượng bệnh viện năm 2023” cho cán bộ nhân viên tại bệnh viện với hai nội dung chính: Phần mền báo cáo sự cố Y khoa toàn viện và Phần mền báo cáo thực hiện 5S tại toàn viện. Với sự thiết thực trong nội dung kế hoạch đề ra, buổi tập huấn có sự tham gia của các thành viên thuộc tổ trưởng Tổ quản lý chất lượng, Điều dưỡng trưởng, Phụ trách 5S các khoa, phòng trong toàn bệnh viện. Tại buổi tập huấn, các thành viên đã được nghe hai báo cáo viên của phòng Quản lý chất lượng hướng dẫn cách thức báo cáo của khoa, phòng mình bằng phần mền Dr5- Star và  Dr-5S trên điện thoại di động cá nhân hoặc trên máy tính. Phần mền  giúp người dùng báo cáo các sự cố được mọi lúc mọi nơi đồng thời cập nhật, phân tích và chiết xuất dưới dạng hình vẽ, biểu đồ… các sự cố đã xảy ra theo địa điểm, thời gian, tần suất… xảy ra. Toàn thể cán bộ nhân viên tham dự buổi tập huấn được thực hành và trải nghiệm phần mềm Dr5- Star cho các sự cố được báo cáo qua điện thoại và máy tính, và phần mền Dr-5S về 5S qua máy tính. Buổi tập huấn thành công tốt đẹp với mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo và quản lý sự cố tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Và phần mền này là một trong những công cụ hữu ích trong công tác thực hiện tốt Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành. Đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ y tế tại Bệnh viện. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tập huấn.

Xem Thêm

BVĐK HÀ ĐÔNG: KHÁM, CẤP THUỐC VÀ TRAO QUÀ MIỄN PHÍ TẠI SƠN LA.
Thứ Năm 12/01/2023 14:54:36
BVĐK HÀ ĐÔNG: KHÁM, CẤP THUỐC VÀ TRAO QUÀ MIỄN PHÍ TẠI SƠN LA. Hưởng ứng phong trào học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền giáo dục đoàn viên làm theo lời Bác Lương y như từ mẫu, tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong hai ngày 07-08/01/2023, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp với khoa Can thiệp Tim mạch - Bệnh viện Quân đội 103 đã tổ chức khám bệnh, tư vấn và tư vấn miễn phí cho 100 người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Bản Củ và Bản Phiêng Ngần – Xã Phiêng Cằm – Huyện Mai Sơn – Tỉnh Sơn La. Tại chương trình, 20 Bác sỹ, Dược sỹ, khám bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho 100 người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Bản Củ; thăm hỏi, tặng 19 xuất quà tết cho người hưởng chính sách xã hội, người tàn tật tại Bản Củ và Bản Phiêng Ngân; tặng mũ len, chăn, đệm từ quyên góp hiện vật và tiền trị giá 40 triệu cho người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xây dựng bể chứa nước, giếng khoan và đường ống nước cấp nước sạch cho Bản Củ và Bản Phiêng Ngân trị giá 50.000.000đ. Đây là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng của Đoàn Thanh niên bệnh viện cùng chung tay vì sức khỏe cộng đồng giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ. Dưới đây là một số hình ảnh từ thiện tại Sơn La

Xem Thêm

Khoa cấp cứu nội và ngoại: Nhiều cán bộ, nhân viên y tế ăn Tết xa nhà để chăm sóc bệnh nhân cấp cứu
Thứ Tư 11/01/2023 14:57:56
Tết đến xuân về là dịp để mọi người, mọi nhà đoàn viên, sum họp. Thế nhưng, nhiều người, nhiều ngành nghề vẫn thực hiện nhiệm vụ xuyên Tết. Một trong số đó có ngành y tế nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng,  những nhân viên y tế đã tạm gác lại việc riêng, gia đình để thực hiện mục tiêu bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân được vui xuân, đón Tết trọn vẹn. Tổ truyền thông Bệnh viện Đa khoa ghi nhận công tác chuẩn bị cho những cán bộ, nhân viên y tế trực tết cũng như không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc tại một số khoa trong Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ghi nhận tại Khoa Cấp cứu, đặc thù trong những ngày lễ Tết, số ca cấp cứu do ngộ độc thực phẩm, tai nạn giao thông…có thể gia tăng. Vì vậy, Khoa luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tinh thần cao nhất để phân loại, đánh giá, xử trí các ca bệnh 24/24 giờ. .. Có thể thấy, hình ảnh tất bật, khẩn trương và liên tục của các y bác sĩ Khoa Cấp cứu không chỉ trong những ngày thường mà ngay cả trong dịp Tết – khi mà khối lượng công việc còn tăng thêm nhanh chóng.  Tại một số Khoa điều trị nội trú của Bệnh viện như Nội, Ngoại, Nhi, Sản, đội ngũ y bác sỹ vẫn hàng ngày tích cực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Các khoa cũng đã phân công cụ thể cho từng kíp trực, sẵn sàng xử trí mọi tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh duy trì kíp trực 24/24, trong những ngày Tết, một số Khoa điều trị nội trú còn bố trí lực lượng trực thường trú nhằm thực hiện tốt khám và điều trị kịp thời cho người bệnh, không để xảy ra chậm trễ hay từ chối trường hợp nào. Cạnh đó, Đơn vị Thận nhân tạo tiếp tục duy trì …ca/ngày để thực hiện chạy thận nhân tạo, duy trì sức khỏe cho người bệnh. Khoa cấp cứu nội và ngoại: Nhiều cán bộ, nhân viên y tế ăn Tết xa nhà để chăm sóc bệnh nhân cấp cứu Trước thềm Tết Nguyên đán, những cán bộ y tế làm việc tại khoa cấp cứu nội và ngoại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vẫn đang tất bật với công việc. Tết năm nay, …… cán bộ y tế thuộc … kíp trực sẽ ăn Tết xa nhà để chăm sóc, điều trị, giành lại sự sống cho người bệnh. Phòng cấp cứu nội của Bệnh viện  đang có ….. bệnh nhân, trong đó có …. bệnh nhân nặng …………………………………………………………………………………….. Tại tòa nhà Ban Giám đốc, BSCKII Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện vẫn đang miệt mài bên các trang bệnh án và theo dõi bệnh nhân thông qua hệ thống camera và báo cáo trực tiếp gián tiếp của các các bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân cũn như trao đổi y lệnh với các bác sĩ và điều dưỡng. Bệnh viện đã lên các phương án phân công bác sĩ trực ở tất cả các khoa phòng, đồng thời cử một kíp trực cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng ứng cứu người bệnh trong tình huống cần thiết. Bên cạnh đó, nhà ăn của bệnh viện cũng chuẩn bị các bữa cơm từ thiện phục vụ bệnh nhân trong dịp tết Đây là cái Tết thứ 10 Bác sĩ Tiến làm nhiệm vụ trực tết kể từ khi làm Giám đốc bệnh viện. Những lo toan cho gia đình tạm gác lại. Giữa bộn bề công việc, BS Tiến tranh thủ gọi cuộc điện thoại ngắn về nhà cho vợ, con, dặn dò, hỏi han công việc của gia đình. BS Tiến chia sẻ: “Số giường kế hoạch của chúng tôi là 650 giường, nhưng hiện nay lượng bệnh nhân tăng nên số giường thực kê đã lên đến 950 giường. Bệnh nhân ở đây chủ yếu là trẻ nhỏ, người già có bệnh nền, hiện có một trẻ nhỏ nhất là …. ngày tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là …. tuổi. Toàn bệnh viện  có………… cán bộ làm nhiệm vụ trực tiếp. Trong đó có nhiều cán bộ y tế trẻ nhận nhiệm vụ lần đầu tiên đón Tết xa nhà, ngày Tết gia đình ai cũng muốn được sum họp, đoàn viên, nhưng người bệnh cần chúng tôi…”. Dù ở bất cứ vị trí nào, dù làm bất cứ nhiệm vụ gì, những nhân y tế vẫn lặng thầm, cần mẫn với công việc chăm sóc, điều trị và luôn sát cánh cùng người bệnh để vượt qua những khó khăn trong bệnh tật. Tại khoa Sản và khoa Nhi trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Trong thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ “ngoài kia” đón tết bằng tiếng cười thì bên trong bệnh viện lại đón tết bằng tiếng khóc của những sinh linh bé nhỏ Gần … năm sát cánh bên các sản phụ mỗi dịp năm mới có quá nhiều kỷ niệm mà bs…. Không thể nhớ hết được nhưng điều đọng lại nhiều nhất trong lòng bs…. Chính là niềm vui của sản phụ và gia đình họ. Những gương mặt lo lắng hoàn toàn biến mất ngay trong giây phút em bé cất tiếng khóc chào đời, những đôi tay lòng ngóng đón con của các ông chồng lần đầu làm bố cũng để lại trong bs thật nhiều ấn tượng. Có những lần vừa xong ca trực Tết, định trở về nhà thì nhận được thông náo có sản phụ đến viện trong tình trạng chuyển dạ sắp sinh, bs lại bắt tay vào công việc, Bs kể có lần trực tết, kíp trực thức trắng đem vì lo lắng cho sức khỏe của sản phụ. Tại khoa Nhi với đặc thù bệnh nhân là trẻ em, không hiếm gia đình gồm cả bố, mẹ, ông, bà phải đón Tết trong bệnh viện. Thời điểm giao mùa, bệnh phổ biến nhất ở trẻ là những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bởi vậy những ngày cận Tết, lượng bệnh nhân nhập viện vẫn liên tục tăng cao Bác sĩ Dương, Trưởng khoa Nhi cho biết: trẻ em không biết chọn ngày để ốm, ăn Tết trong bệnh viện cũng là một trải nghiệm không phải ai cũng có đâu”.Đã thành thông lệ, trước nghỉ Tết Nguyên đán 1 tháng, các khoa chuyên môn, đã lên lịch trực Tết..  Ngành y là một ngành đặc thù, khi lựa chọn ngành này chúng tôi đã và luôn hiểu rằng luôn phải sẵn sàng hy sinh nhiều thứ mà người bình thường được hưởng. Điều đó là tự nhiên khi ngay trong các dịp lễ, tết thì con, cháu của nhiều bác sĩ, y tá, nhân viên bị bệnh không người chăm sóc mà chúng tôi vẫn phải trực theo ca, kíp đã được phân công. Trong khoa chúng tôi không ít trường hợp trực tết về đến nhà thấy con lê la, bẩn thỉu, bốc cả rác mà ăn… mà không kìm được nước mắt. Làm nghề này mà không yêu trẻ, không tự nguyện hi sinh thì chắc chắn không thể vượt qua và từ bỏ ngay từ những ngày đầu tiên”.     Tại khoa Ngoại tiêu hóa, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức tích cực   Những chiếc xe đẩy bệnh nhân liên tiếp lăn bánh vào phòng mổ rồi vào khoa cùng những bước chân dồn dập, không khí nơi đây như nóng lên từng giờ… Đúng là có mắt thấy tai nghe mới cảm nhận được áp lực căng thẳng và nhọc nhằn của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng ở khoa gây mê, phòng mổ do các bs Ngoại phẫu thuật  và khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Hầu hết bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng hôn mê, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Song với sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, trình độ chuyên môn vững vàng, từng phút, từng giây; không kể ngày hay đêm, ngày thường hay ngày nghỉ, họ vẫn thầm lặng, nỗ lực để giành lại sự sống cho bệnh nhân…   Trong số hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống, các bác sỹ, điều dưỡng của khoa Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tiêu hóa và Khoa hồi sức tích cực còn nhớ như in trường hợp bệnh nhân ….,. . Tuy nhiên, với quan điểm dù bệnh nhân chỉ còn vài % hy vọng sống thì phải quyết cứu bằng được, bác sỹ đã chỉ đạo cho bệnh nhân được hồi sức tích cực, đồng thời bù dịch, bù máu và các chế phẩm máu, thở máy, chống rối loạn đông máu, điều trị kháng sinh và điều kỳ diệu đã đến. Được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của tập thể y bác sau ….điều trị, bệnh nhân đã được cứu sống và xuất viện trở về gia đình trong niềm hạnh phúc vỡ òa của người thân.   Thêm một mùa xuân nữa lại về đem lại sự hồi sinh cho bệnh nhân là niềm vui không gì sánh được đối với chúng tôi. Những lúc như vậy, chúng tôi như quên đi hết những mệt mỏi, áp lực công việc” – bác sĩ Bình Tĩnh  tâm sự. Ngày đêm lặng lẽ hết lòng vì người bệnh, các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo được niềm tin yêu của người bệnh và nhân dân.

Xem Thêm

Tết đến xuân về là dịp để mọi người, mọi nhà đoàn viên, sum họp.
Thứ Tư 11/01/2023 14:57:18
Tết đến xuân về là dịp để mọi người, mọi nhà đoàn viên, sum họp. Thế nhưng, nhiều người, nhiều ngành nghề vẫn thực hiện nhiệm vụ xuyên Tết. Một trong số đó có ngành y tế nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nói riêng,  những nhân viên y tế đã tạm gác lại việc riêng, gia đình để thực hiện mục tiêu bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe nhân dân được vui xuân, đón Tết trọn vẹn. Tổ truyền thông Bệnh viện Đa khoa ghi nhận công tác chuẩn bị cho những cán bộ, nhân viên y tế trực tết cũng như không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc tại một số khoa trong Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Khoa cấp cứu nội và ngoại: Nhiều cán bộ, nhân viên y tế ăn Tết xa nhà để chăm sóc bệnh nhân cấp cứu Trước thềm Tết Nguyên đán, những cán bộ y tế làm việc tại khoa cấp cứu nội và ngoại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vẫn đang tất bật với công việc. Tết năm nay, …… cán bộ y tế thuộc … kíp trực sẽ ăn Tết xa nhà để chăm sóc, điều trị, giành lại sự sống cho người bệnh. Phòng cấp cứu nội của Bệnh viện  đang có ….. bệnh nhân, trong đó có …. bệnh nhân nặng …………………………………………………………………………………….. Bác sĩ Trung, Trưởng khoa Cấp cứu nôi bộc bạch: “

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông ứng dụng chuyển đổi số trong việc tra cứu kết quả xét nghiệm online
Thứ Năm 15/09/2022 15:21:22
Tháng 9/2022 tất cả người bệnh tới khám và điều trị tại BVĐK Hà Đông đều được quản lý bằng một mã số riêng, căn cước công dân hoặc theo số điện thoại và có thể thực hiện tiến hành tra cứu kết quả xét nghiệm online trên hệ thống Website : http://ketquaxn.benhvienhadong.vn/ , với kết quả chẩn đoán hình ảnh tra cứu tại : http://bvhadong.vnrad.vn   Người bệnh sẽ được nhận kết quả nhanh chóng. Khi khám, tư vấn khách hàng, thay vì bác sĩ hỏi về giấy tờ, kết quả của các lần khám trước, giờ đây bác sĩ chỉ cần tra theo mã số riêng của khách hàng là có thể thấy toàn bộ lịch sử khám trên phần mềm bệnh viện. Dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (chụp MRI, CT, siêu âm...) đã làm gần nhất, bác sĩ có cơ sở tư vấn, chọn chỉ định cận lâm sàng phù hợp, hướng dẫn và kê đơn cho bệnh nhân/khách hàng. Với mục tiêu lấy sự hài lòng của người bệnh là uy tín, khách hàng là trung tâm, nâng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ là nhiệm vụ cốt yếu, bởi vậy, Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông đặc biệt coi trọng việc phát triển công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số y tế trong khám chữa bệnh giúp người dân được hưởng rất nhiều lợi ích. Có thể nói khi đến khám người bệnh được nhận kết quả các xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, quy trình khép kín, khoa học, thủ tục hành chính tối giản, kết quả xét nghiệm liên thông trong toàn bệnh viện... Đó là kết quả của chuyển đổi số y tế đem lại, đã và đang được ứng dụng hiệu quả tại Bệnh

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông Triển khai đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử
Thứ Năm 16/06/2022 15:19:43
Mục đích là tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; huy động sự vào cuộc tối đa của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành; chính quyền các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, sự tham gia đồng hành của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân bảo đảm thành công của đề án. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa của việc triển khai thực hiện đề án. Cụ thể, các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu, nhận thức rõ mục tiêu tổng thể của đề án là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc khai thác ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài, xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số giai đoạn 2022-2030. Việc triển khai thực hiện đề án phải thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, liên thông với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, Tổ giúp việc của Thủ tướng Chính phủ, giữa các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo thành phố trong thực hiện đề án. Chủ động sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn, lĩnh vực để bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu (có phụ lục các mục tiêu chi tiết, cụ thể kèm theo), nhiệm vụ của Đề án 06. Về nhiệm vụ cụ thể, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND thành phố ký chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Đề án số 06 gắn với Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân trong việc thực hiện đề án. Trong đó, các đơn vị phối hợp gồm: Công an thành phố, Văn phòng UBND thành phố, Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Công an thành phố là đơn vị chủ trì tham gia phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan đến việc quản lý khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các quy định của pháp luật để sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, trước mắt tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư; sửa đổi Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện phát triển chính phủ số trong thời gian tới; xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân…; đồng thời phối hợp xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra cán bộ sử dụng dữ liệu công dân qua khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, phòng, chống lộ lọt dữ liệu… Thời gian thực hiện đề án trong tháng 3-2022. Theo đó, Bệnh viện đa khoa Hà Đông xác định tại Đề án 06 để đạt mục tiêu đề ra theo 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Thời gian hoàn thành các đầu việc được xác định rõ theo từng quý trong năm 2022 và năm 2023. Bên cạnh đó về triển khai dịch vụ công trực tuyến, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án để phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022; phối hợp với Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó, tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy đăng ký xe ô tô; Giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng... tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị nền tảng, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, nhất là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm, y tế, giáo dục, tiếp theo là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và chứng khoán. Trong đó, những cơ quan chưa có hạ tầng công nghệ thông tin hoặc hạ tầng công nghệ thông tin chưa bảo đảm thì nghiên cứu, sử dụng chung hạ tầng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tiết kiệm, đồng bộ, hiệu quả. Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, y tế, thông tin vaccine, xét nghiệm COVID-19, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin. Để làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng cho xã hội về lợi ích của Đề án, về những đóng góp vào lợi ích chung, cũng như là lợi ích cho mỗi người dân; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển, những nỗ lực, đổi mới, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Đề án và của Bộ Công an trong vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và quản lý căn cước công dân.

Xem Thêm

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân
Thứ Hai 20/12/2021 10:40:29
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Thời điểm trước Tết Nguyên đán chúng ta đã chứng kiến dịch cúm A, B bùng phát khiến một số lượng lớn người mắc gây ra tình trạng khan hiếm thuốc điều trị cũng như vắc xin phòng bệnh cúm. Tiếp đến dịch bệnh Covid-19 cũng là dịch bệnh đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là các “đại dịch” này đều dễ dàng lây qua đường hô hấp và bùng phát trong mùa đông xuân. Do đó việc tìm cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân là việc làm cấp thiết. Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa đông xuân Một số căn bệnh thường gặp trong mùa đông xuân và dễ dàng bùng phát thành đại dịch có thể kể đến như: Bệnh sởi, rubella Bệnh sởi và bệnh rubella là 2 căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh chủ yếu lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc qua các con đường tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt chúng có nguy cơ lây lan và dễ dàng trở thành đại dịch, nhất là ở các trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, rubella. Triệu chứng báo hiệu của bệnh thường là sốt, phát ban và viêm đường hô hấp. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong. Tuy rằng bệnh có triệu chứng nguy hiểm và có nguy trở thành dịch bệnh tại Việt Nam nhưng chúng ta có thể phòng tránh bằng cách tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Với trẻ trong độ tuổi từ 9 – 12 tháng cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xinphòng bệnh sởi mũi một và tiêm nhắc lại mũi hai khi trẻ trên 18 tháng tuổi, đồng thời tiêm vắc xin sởi- rubella cho trẻ ở độ tuổi từ 12 – 14 tháng và thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Bệnh cảm cúm Bệnh cúm mùa là dịch bệnh mùa đông xuân nguy hiểm và có nguy cơ bùng phát mạnh. Đặc biệt với những đối tượng có sức đề kháng kém, không tiêm chủng đầy đủ vắc xin thì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cúm mùa thường lây lan qua tuyến nước bọt, nước mũi/đờm của người bị bệnh với các triệu chứng như đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ. Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm. Khi có triệu chứng cúm như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ kê đơn và dược sĩ tư vấn. Bệnh tiêu chảy cấp Bệnh tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh dễ bùng phát thành đại dịch bệnh tại Việt Nam, nhất là trong thời tiết lạnh ẩm mùa đông xuân. Theo đó, đối tượng thường mắc bệnh là trẻ em có sức đề kháng kém. Bệnh tiêu chảy cấp là do các loại vi trùng tả, thương hàn hay các loại virus đường ruột như rotavirus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng. Tốc độ lây nhiễm của bệnh tiêu chảy rất nhanh nên dễ dàng trở thành dịch bệnh nguy hiểm. Người mắc bệnh tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, mất nước, các triệu chứng này có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Để chủ động phòng bệnh tiêu chảy cấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Ngoài ra, cần rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài các căn bệnh thường gặp trên, một số căn bệnh dễ dàng bùng phát trở thành dịch trong mùa đông xuân như bệnh liên cầu lợn, viêm đường hô hấp cấp, ho gà, viêm giác mạc, thủy đậu, viêm màng não mô cầu… Để phòng tránh dịch bệnh mỗi người cần nâng cao ý thức, thực hiện các khuyến cáo phòng tránh dịch bệnh của Bộ Y tế, đồng thời thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình mở rộng hoặc chương trình tiêm chủng dịch vụ theo đúng lịch hẹn. Cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân hiệu quả Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: 1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).  2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.  3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …; nếu cần thiết phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang. 4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Xem Thêm

Tập huấn dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị cho bệnh nhân COVID-19
Thứ Năm 09/12/2021 16:06:36
Nhằm cung cấp các hưỡng dẫn cho việc thực hành điều trị dinh dưỡng ở bệnh nhân Covid-19, cũng như xác định, sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi dinh dưỡng phù hợp và điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 nhằm cải thiện chất lượng điều trị ở bệnh nhân nặng. Theo đó, Chiều ngày 07/12/2021, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã diễn ra lớp tập huấn “Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị cho bệnh nhân Covid-19” qua hệ thống trực tuyến Zoom Meetings cho toàn bộ thành viên trong mạng lưới dinh dưỡng tại các khoa/phòng trong bệnh viện. Ts.Bs Phạm Đức Minh - Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Quân Y 103/ Học viện Quân Y - Phó chủ tịch Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hoá Việt Nam trình bày tại buổi tập huấn. Tại lớp tập huấn, các học viên được Ts.Bs Phạm Đức Minh - Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Quân Y 103/ Học viện Quân Y - Phó chủ tịch Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hoá Việt Nam (Vietspen) truyền đạt các nội dung: Thông tư quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện; Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị Covid-19 vừa và nặng. Bên cạnh đó, các học viên đã được thảo luận và trao đổi thẳng thắn với giảng viên về những thắc mắc liên quan tới chế độ dinh dưỡng, nhằm đưa ra các giải pháp để kiểm soát, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng người bệnh. BSCKI.Nguyễn Anh Dũng -  Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phát biểu tại buổi tập huấn BSCKI.Nguyễn Anh Dũng -  Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chia sẻ, “Trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền mắc Covid-19 đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị người bệnh. Dinh dưỡng tốt sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, điều hòa các rối loạn chuyển hóa làm giảm hội chứng bệnh. Ngoài ra dinh dưỡng hợp lý còn giúp cho cơ thể người bệnh hồi phục tốt hơn sau những chấn thương hay suy nhược cơ thể". Chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, phòng bệnh tái phát và biến chứng và diễn tiến nặng. Qua đó giúp các bác sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, tuyên truyền sâu rộng kiến thức về chế độ dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khỏe của người bệnh. Đảm bảo người bệnh khi đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông không những được chăm sóc về mặt sức khỏe mà còn được chăm sóc đầy đủ cả về mặt dinh dưỡng, giúp người bệnh yên tâm điều trị mang lại sự hài lòng cho người bệnh.

Xem Thêm

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống AIDS(01/12) và tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2021: Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Thứ Tư 01/12/2021 09:16:11
Năm 2021 – đánh dấu 40 năm kể từ khi 5 trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo mắc AIDS. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người Việt Nam nhiễm HIV tử vong tính tích lũy đến nay là 108.849 trường hợp. Người có HIV sẽ trở nặng nếu nhiễm COVID-19 Hơn 23.000 cuộc đời đã mất vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WH0), người nhiễm HIV khi mắc COVID-19 thì bệnh có nguy cơ chuyển nặng hoặc tử vong cao hơn. Một báo cáo của WHO dựa trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về những người nhiễm HIV nhập viện do COVID-19 cho thấy: nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người khác. Người nhiễm HIV có nhiều bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp hơn. Báo cáo cũng chỉ ra gần 23,1% người có HIV nhập viện do COVID-19 đã tử vong. Người bị mắc HIV sẽ đối diện với nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng Phát hiện này cũng muốn nhấn mạnh rằng người có HIV cần áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như:  Tiếp cận và điều trị thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị;  Ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như: tiểu đường, tăng huyết áp. WHO khuyến cáo những người có HIV nên được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt mà không phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của họ. Các quốc gia cũng cần có giải pháp để đảm bảo rằng những người có HIV vẫn có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) sớm nhất, liên tục kể cả phải tính đến dịch vụ có thể bị gián đoạn do hậu quả của đại dịch COVID-19. Và cả những người có nguy cơ cao cũng được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong giai đoạn khó khăn này. Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 WHO khẳng định HIV tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu lớn, đến nay đã cướp đi sinh mạng của 34,7 triệu người.  Tại Việt Nam, theo các báo cáo từ địa phương, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ  năm trước.   Nguyên nhân có thể là do tác động của dịch COVID-19 nên khách hàng khó tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Nhằm ứng phó kịp thời các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến chương trình phòng chống, HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19, đơn cử như: xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS: Hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online;  Hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV;  Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;  Đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)… Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS 2021 Diễn ra từ ngày 10-11 đến ngày 10-12 với các mục tiêu:   Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/ AIDS; nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19; để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AlDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng, trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS; đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV; cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân; đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao.

Xem Thêm

Tập huấn chuyên đề về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản
Thứ Năm 18/11/2021 09:17:33
Căn cứ chương trình thực hiện phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2021. Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và dự phòng bệnh CODP, chiều ngày 17/11/2021, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản qua hình thức Zoom meeting cho tất cả các bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện, dưới sự chia sẻ của báo cáo viên BSCKI Nguyễn Thị Thanh Minh, Khoa khám bệnh, với các nội dung: Khuyến cáo điều trị COPD theo GOLD 2021 bao gồm: Khởi đầu điều trị; Điều trị bộ ba; Rút ICS. Các thay đổi chính của GOLD 2021 Các hướng dẫn khác: ATS, ERS COPD và Covid. COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng khí dai dẳng do bất thường đường dẫn khí và/ hoặc phế nang, thường gây ra bởi tiếp xúc với hạt hay khí độc hại và ảnh hưởng bởi các yếu tố ký chủ như sự phát triển của phổi. Hiện nay, có khoảng 384 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới (GOLD 2019); Hơn 3 triệu người chết vì COPD vào năm 2012 chiếm 6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu tử vong do COPD (WHO 2015);  COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 thế giới (GOLD 2020). BSCKI Nguyễn Thị Thanh Minh, Khoa khám bệnh trình bày tại buổi tập huấn Ngăn chặn đợt cấp là một yếu tố rất quan trọng trong quản lý bệnh COPD. Đợt cấp của COPD đã được chứng minh là có liên quan đến việc làm suy giảm chức năng phổi, làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân nhập viện đặc biệt là tăng nguy cơ tử vong; Ngăn ngừa đợt cấp giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh và làm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế Thuốc giãn phế quản là nền tảng trong kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng dung nạp gắng sức; BCAT có giá trị trong chẩn đoán kiểu hình và dự báo đáp ứng điều trị với ICS; Tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo đối với bệnh nhân COPD trong đó có vắc xin phòng ho gà; Điều trị COPD trong bối cảnh dịch Covid 19 không có khác biệt. Tuy nhiên cần đảm bảo các biện pháp phòng dịch, áp dụng khám và tư vấn trực tuyến.

Xem Thêm

DANH MỤC TIN
Tìm Kiếm
69vn188bet