Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi cấp cơ sở năm 2022
Thứ Tư 04/05/2022 08:14:10
Chiều ngày 28/4, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức vòng chung kết Hội thi “Rung chuông vàng” điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên giỏi cấp cơ sở năm 2022. Tới dự hội thi có bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội; bà Tưởng Thúy Hằng, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế Hà Nội và Ban Giám đốc bệnh viện cùng 50 thí sinh đến từ các khoa, phòng trong bệnh viện. Các thí sinh tham gia phần thi khởi động. Các điều dưỡng, kỹ thuật viên sẽ trải qua vòng thi ở vòng loại tại các khoa,phòng chọn tốp 50 thí sinh lọt được vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết các thí sinh trải qua 3 phần thi: khởi động, tăng tốc, về đích. Các thí sinh phải vượt qua các câu hỏi của Ban tổ chức liên quan đến các vấn đề về chuyên môn y tế, công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh, quy tắc ứng xử, chuẩn đạo đức nghề nghiệp… Các thí sinh trả lời sai bị loại trực tiếp; thí sinh cuối cùng trên sàn đấu là người chiến thắng. Với tinh thần thi đấu nghiêm túc, các thí sinh đã mang đến cho Ban giám khảo cũng như khán giả không khí sôi động với những màn đấu trí gay cấn, kịch tính và không kém phần thú vị... Ban tổ chức trao giải nhất cho thí sinh đến từ Đơn Nguyên ngoại cấp cứu. Phát biểu tại hội thi, BSCKII. Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, Hội thi “Rung chuông vàng” là dịp để các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật trau dồi, rèn luyện kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ điều dưỡng viên, từ đó giúp Ban Giám đốc có kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề điều dưỡng. Đồng thời cũng là cơ hội để các điều dưỡng viên học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chăm sóc toàn diện người bệnh. Các thí sinh đạt giải trong hội thi. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao một giải nhất cho thí sinh đến từ Đơn nguyên ngoại cấp cứu, hai giải nhì, ba giải ba và bốn giải khuyến khích.

Xem Thêm

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tham quan, học tập mô hình dinh dưỡng tại bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Năm 28/04/2022 10:16:07
   Sáng ngày 26/04/2022, đoàn cán bộ, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh do BSCKI Nguyễn Thị Ngọc Chí – Phụ trách khoa Dinh dưỡng, dẫn đầu vừa có chuyến thăm quan, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất của khoa Dinh dưỡng tại bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đoàn cán bộ khoa Dinh dưỡng của bệnh viện đa khoa Bắc Ninh chia sẻ về khoa còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, mong muốn được học tập, chia sẻ kinh nghiệm về quy trình , cung cấp suất ăn bệnh lý và triển khai phần mềm báo ăn. Đại diện bệnh viện tiếp đoàn chuyên gia, BSCKII. Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc Bệnh viện cảm ơn đoàn cán bộ, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã tin tưởng, lựa chọn đến tham quan, học tập. Và cũng hy vọng chuyến thăm quan thực tế này sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong định hướng chiến lược xây dựng, khắc phục các khó khăn, phát triển các cơ sở trong thời gian tới và mong muốn có sự hợp tác về phát triển chuyên môn, khoa học kỹ thuật theo thế mạnh của từng đơn vị.    BSCKI Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Dinh dưỡng cũng giới thiệu về cơ cấu tổ chức của khoa và cơ sở vật chất khu vực bếp và nhà ăn. Chia sẻ những thuận lợi, cũng như khó khăn trong công tác triển khai dinh dưỡng đến bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu hơn về dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh. Với những tính năng ưu việt, bếp ăn của khoa Dinh dưỡng chuẩn bị tốt công tác suất ăn cho người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh tham quan thực tế các khu vực và quy trình vận hành bếp ăn tại khoa dinh dưỡng, các cán bộ Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh cũng học tập, trao đổi về quy trình, cung cấp suất ăn, xây dựng và triển khai “Quầy dinh dưỡng trong Bệnh viện” đáp ứng điều trị dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh đăm bảo pháp lý.    

Xem Thêm

Hội nghị sơ kết công tác bệnh viện 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022
Thứ Hai 25/04/2022 10:55:38
Chiều ngày 015/4,  Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bệnh viện 03 tháng đầu và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022. Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Giám đốc, lãnh đạo chủ chốt và đại diện cán bộ viên chức thuộc các khoa phòng, bộ phận trong toàn viện. Toàn cảnh Hội nghị Theo đó, các đại biểu tham dự đã được nghe BSCKII Lê Hoàng Tú báo cáo đánh giá công tác bệnh viện 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số chỉ tiêu khám chữa bệnh giảm, cụ thể: Số lượng bệnh nhân đến khám đạt 95,7%. Số lượng điều trị nội trú đạt 8.086 lượt người, đạt 93,2%. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 89,6%. Số ca phẫu thuật 3 tháng đầu năm 2022 là 2.082ca đạt 95,5% giảm 11,7% so với năm 2021... Về công tác phòng chống dịch Covid-19: Trong 3 tháng đầu năm Bệnh viện đã kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố, Bộ Y tế, Sở Y tế, ban hành các văn bản phòng chống dịch Covid-19 áp dụng tại Bệnh viện. Chỉ đạo tuyến dưới để thu dung điều trị bệnh nhân tầng 3.Thích ứng linh hoạt PCD theo NQ: 128/NQ-CP. Số BN COVID-19 điều trị: 2122 BN; Triển khai phòng khám hậu Covid-19...Về công tác quản lý chất lượng bệnh viện cũng đã tiến hành kiểm tra tiêu chí An toàn tiêm chủng: tháng 1 đạt 50/52 điểm, tháng 2.3 đạt 52/52 điểm. Đánh giá bộ tiêu chí CSYT Xanh – Sạch – Đẹp đạt 79/100 điểm. Kiểm tra Công tác PCD: Tháng 1: 93,3%, tháng 2: 92,7%, tháng 3: 94%. Về công tác điều dưỡng: Tổ chức tập huấn triển khai thông tư 31/2021quy định của hoạt động điều dưỡng trong Bệnh viện. Tập huấn 2 lớp về an toàn dùng thuốc: “ Sử dụng thuốc an toàn hiệu quả vai trò của điều dưỡng trong công tác dược. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện: Thực hiện tốt TT16/2018/BYT về KSNK, Quyết định 5188/QĐ-BYT về hướng dẫn và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV2; Cùng với khoa Vi sinh cấy khuẩn các buồng thủ thuật, phẫu thuật, mẫu nước, dụng cụ, mẫu tay nhân viên. Công tác chỉ đạo tuyến và truyền thông giáo dục sức khỏe: Tiếp nhận đào tạo thực hành KCB chuyên ngành: 17 học viên; Gửi đào tạo tuyến trên học ngắn hạn và tập huấn là: 16 cán bộ; Tổ chức đi khảo sát công tác đầu ngành Ngoại, Sản tại các Bệnh viện tuyến dưới; Tiếp đoàn chuyên gia của tổ chức Newborn về việc phát triển mạng lưới Sơ sinh tại Việt Nam; Truyền thông về chuyên môn, phòng chống dịch COVID-19 trên các trang thông tin như VTV, dân trí, mạng xã hội... Các công tác khác như: Công tác tổ chức cán bộ,  hành chính, công tác dược – vật tư y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn … luôn được chú trọng. Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục, phân tích các nguyên nhân từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ. Theo đó, Bệnh viện sẽ tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng triển khai các kỹ thuật cao, kỹ thuật  mới vào chẩn đoán và điều trị ở các chuyên ngành mũi nhọn. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện y đức, quy tắc ứng xử, xây dựng Bệnh viện xanh, sạch, đẹp; đặc biệt quan tâm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh; Triển khai có hiệu quả và đúng tiến độ các công trình, dự án trong Bệnh viện. Tại hội nghị đã được nghe 5 tham luận: Báo cáo công tác tài chính 3 tháng đầu năm; Công tác khám và điều trị bệnh nhân hậu Covid-19; Công tác gây mê phẫu thuật bệnh nhân Covid-19; Công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tầng 3; Xây dựng mô hình quản lý dụng cụ y tế tập trung. Về công tác Với tinh thần xây dựng, đoàn kết, nhất trí cao, các đại biểu dự Hội nghị đã sôi nổi tham gia ý kiến đóng góp xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo; đề xuất bổ sung một số giải pháp trong định hướng hoạt động những tháng tiếp theo nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 đã đề ra. BSCK II Đào Thiện Tiến – Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại Hội nghị Kết luận Hội nghị, BSCKII Đào Thiện Tiến – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã biểu dương kết quả và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động của bệnh viện trong 3 tháng đầu năm 2022. Đồng thời chỉ đạo tập thể cán bộ, nhân viên của Bệnh viện trong 9 tháng cuối năm cần nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển. Một số hình ảnh tại hội nghị:    

Xem Thêm

Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiếp đoàn Sở y tế kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021 và bệnh viện an toàn
Thứ Hai 25/04/2022 08:11:47
Chiều ngày 20/4/2022, Đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do Ông Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn cùng các thành viên đã có buổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nhằm đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021. Tiếp đón và làm việc với Đoàn có Ban lãnh đạo Bệnh viện cùng các đồng chí là Trưởng các Khoa, Phòng trong toàn Bệnh viện. Tại buổi làm việc Bs.Nguyễn Thu Hằng – Trưởng phòng Quản lý chất lượng báo cáo toàn bộ hoạt động cải tiến chất lượng của Bệnh viện trong năm 2021. BSCKII Đào Thiện Tiến phát biểu tại buổi kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện Đoàn Sở y tế đã làm việc trực tiếp với những cá nhân, khoa, phòng của Bệnh viện đa khoa Hà Đông để tiến hành đánh giá việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, đồng thời đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động theo 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện. Sau quá trình kiểm tra và đánh giá, các thành viên của Đoàn đã lần lượt đưa ra những lời khen, những ý kiến đóng góp hết sức thiết thực và giá trị, góp phần hoàn thiện công tác tổ chức và vận hành của bệnh viện. Sau bao nhiêu cố gắng và nỗ lực của các Khoa phòng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã đạt được tổng số điểm là 4.3/5đ theo tiêu chí đánh giá của Đoàn Sở Y tế. Ông Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi làm việc Kết thúc buổi kiểm tra, Ông Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế đã đánh giá cao tất cả các hoạt động của Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Mặc dù Bệnh viện đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng song Bệnh viện vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ kép: vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác phòng chống dịch hiệu quả. Bệnh viện có nhiều cố gắng trong cải tiến chất lượng bệnh viện; chú trọng phát triển các kỹ thuật cao; thực hiện tốt các quy trình đảm bảo an toàn người bệnh. Bệnh viện cũng được đánh giá cao về tiêu chí xanh – sạch – đẹp, bố trí các khoa, phòng, khu điều trị khoa học, khang trang, sạch đẹp, đồng thời tích cực trong việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. BSCKII.Đào Thiện Tiến- Giám đốc bệnh viện đã cảm ơn sự nhiệt tình, trách nhiệm của đoàn kiểm tra. Đồng thời tiếp thu những ý kiến phát biểu của các đồng chí trong Đoàn Sở y tế. Trong thời gian tới, Ban Giám đốc bệnh viện cùng toàn thể cán bộ bệnh viện sẽ không ngừng nỗ lực, hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, để bệnh viện ngày càng phát triển.  

Xem Thêm

Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiếp đoàn chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản
Thứ Hai 25/04/2022 07:51:53
Được sự phân công, giao nhiệm vụ của Sở Y tế, sáng này 21/4/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã có buổi đón tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản thăm quan nhà ăn của bệnh viện. Tại buổi thăm quan, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã được nghe giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện cũng như công tác dinh dưỡng, quản lý nhà ăn tại bệnh viện. Sau đó, đoàn đã xuống tham quan trực tiếp tại nhà ăn của bệnh viện. Đoàn chuyên gia đánh giá rất cao về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và mô hình 5S rất khoa học và hợp lý tại Nhà ăn của Bệnh viện. Các giải pháp nâng cao chất lượng Bệnh viện và mô hình cải tiến chất lượng nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Và cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi Bệnh viện đã tạo điều kiện tốt nhất để đoàn chuyên gia có buổi thăm quan trải nghiệm thực tế và thú vị tại bệnh viện. Đại diện bệnh viện tiếp đoàn chuyên gia, BSCKII. Lê Hoàng Tú - Phó Giám đốc Bệnh viện cảm ơn đoàn chuyên gia Nhật Bản đã tin tưởng, lựa chọn đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức quản lý trong lĩnh vực dinh dưỡng. Và cũng hy vọng chuyến thăm quan thực tế này sẽ mang lại hiệu quả nhất định trong định hướng chiến lược xây dựng, khắc phục các khó khăn, phát triển các cơ sở trong thời gian tới và mong muốn có sự hợp tác về phát triển chuyên môn, khoa học kỹ thuật theo thế mạnh của từng đơn vị. Một số hình ảnh tại buổi tham quan:  

Xem Thêm

Những điều cần biết về hậu Covid – 19 ở trẻ em
Thứ Sáu 15/04/2022 08:44:58
Hậu covid-19 là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở các cá thể có tiền sử nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định mắc SARS-CoV-2, thường 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát, với triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không tìm được chẩn đoán thay thế”. Với trẻ em, hậu COVID-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài (như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) trẻ gặp phải sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra. Hậu COVID-19 có hay gặp không? Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19 khá dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Do đó, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em chưa rõ. 3. Các biểu hiện của hậu covid -19 - Vấn đề về hô hấp: COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nhất, nên các triệu chứng hô hấp kéo dài khá phổ biến, bao gồm: Ho, đau ngực, khó thở. Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn. - Vấn đề về tim mạch: Các triệu chứng của viêm cơ tim có thể xảy ra, bao gồm: Đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi. - Mùi và vị: Khoảng 1/4 trẻ em từ 10-9 tuổi bị thay đổi mùi, vị giác khiến ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và đặc biệt khiến trẻ có thể không nhận ra một số mùi nguy hiểm (khói, khét khi cháy, chập điện...) - Các vấn đề về thần kinh: Giai đoạn COVID-19 cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm có thể dẫn đến đột quỵ hoặc viêm não.Trẻ em đã từng bị COVID-19 có thể có những thay đổi nhỏ về chú ý, ngôn ngữ, vận động và tâm trạng. Mệt mỏi về tinh thần: Đãng trí hơn, giảm khả năng chú ý, học tập khó khăn hơn, đọc chậm hơn, đọc ngắt quãng, đọc lặp lại nhiều lần, khả năng viết chậm hơn… có thể xảy ra. Nếu trẻ căng thẳng, ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. - Mệt mỏi về thể chất: Trẻ có thể dễ mệt mỏi hơn và sức chịu đựng khi hoạt động kém hơn, ngay cả khi không có các tổn thương về tim mạch hoặc hô hấp do virus gây ra. - Đau đầu: Đau đầu là một triệu chứng phổ biến trong và sau khi mắc COVID-19. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và hạn chế căng thẳng có thể giúp trẻ giảm bớt. - Sức khỏe tâm thần và hành vi: COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ đang mắc các rối loạn, bệnh tâm thần/hành vi, việc phải nhập viện, cách ly, nghỉ học… có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn. - Hội chứng viêm đa hệ cơ quan ở trẻ em (MIS-C): Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương.  Các biểu hiện bao gồm sốt dài hơn 3 ngày kèm theo:  Tổn thương da niêm mạc (nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như quả dâu tây, phù nề bàn  tay, bàn chân);  Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn);  Suy tim (mệt, xanh tái, môi nhợt, tay chân lạnh). - Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường: Đi tiểu thường xuyên, trẻ hay khát nước, nhanh đói, giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đã được báo cáo ở một số trẻ em mắc COVID-19. 4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính? Sau khi trẻ khỏi Covid-19 sẽ dần bình phục, có thể trở lại các hoạt động thường nhật.Tuy nhiên sau trải qua một đợt bệnh thì cơ thể cần nhiều thời gian để hồi phục cũng như sẽ gặp phải tình trạng hậu Covid-19 kéo dài. Hiện tại chưa thể biết chính xác được khoảng thời gian hậu Covid-19 kéo dài bao lâu.Tuy nhiên nếu kéo dài hơn 4 tuần hoặc trẻ có các dấu hiệu của hậu covid – 19: Ho kéo dài, đau ngực, khó thở nhiều hoặc khó thở lúc nghỉ ngơi, sốt cao liên tục, phát ban, viêm kết mạc,mệt mỏi, li bì …thì cần đưa trẻ đi khám ngay. 5. Một trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào? Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sỹ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu cần thiết, có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sỹ chuyên khoa khác nhau. Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ.   6. Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ? Do chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu COVID-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine COVID-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc COVID-19, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tếvà đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời. Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau mắc COVID-19, cha mẹ có thể đưa con đến khám hậu COVID-19 tại Khoa nhi Bệnh viện đa khoa hà Đông để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số hotline của khoa Nhi chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ. Hotline khoa Nhi: 0587069566. BSCKII.Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng khoa Nhi BVĐK Hà Đông ĐT: 0979251361

Xem Thêm

Kháng sinh đường tiêm sử dụng cho các đối tượng là trẻ em dựa trên thông tin tờ hdsd tại bệnh viện đa khoa Hà Đông
Thứ Sáu 15/04/2022 08:34:33
Kháng sinh là gồm 2 loại, có thể do những chất tổng hợp hay bán tổng hợp hoặc được vi sinh vật tiết ra với nồng độ rất thấp nên có khả năng đặc hiệu, kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn mà không gây độc tính trầm trọng cho cơ thể người. Có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, có công dụng riêng biệt đối với từng loại vi khuẩn, chẳng hạn như một số loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, trong khi đó một số loại chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của một loại vi khuẩn duy nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đường tiêm cho các đối tượng là trẻ em cần phải đặc biệt lưu ý về liều dùng và cách dùng. Cụ thể: Liều dùng sẽ tính theo trọng lượng cơ thể đơn vị mg/kg, theo tuổi hoặc theo diện tích bề mặt cơ thể Liều lượng ước lượng cho trẻ = diện tích bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8 Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp cho trẻ Dưới đây, là bảng tổng hợp những lưu ý về kháng sinh đường tiêm sử dụng cho trẻ em dựa trên thông tin tờ HDSD tại Bệnh viện: https://benhvienhadong.vn/laravel-filemanager/files/9/Thông tin thuốc 31.3- KS đường tiêm cho trẻ em theo tờ HDSD.docx Nguồn tham khảo: Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Biên soạn: Tổ Dược lâm sàng – Thông tin thuốc, khoa Dược, bệnh viện đa khoa Hà Đông: Ds. Nguyễn Thị Châm Hiệu đính:DS.CKII. Nguyễn Công Thục, Trưởng khoa Dược, bệnh viện đa khoa Hà Đông

Xem Thêm

BVĐK Hà Đông:Triển khai hiệu quả mô hình 5S - Cải tiến chất lượng bệnh viện
Thứ Tư 13/04/2022 08:44:12
Hướng đến môi trường làm việc khoa học, sạch sẽ, an toàn… cho đội ngũ y bác sĩ cũng như người bệnh, mặt khác nâng cao hiệu quả công việc. Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã xây dựng và triển khai thực hiện mô hình 5S trong toàn bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong quá trình thăm khám, chăm sóc và điều trị cho người dân trên địa bàn. Mô hình 5S  “Sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc - sẵn sàng” được bắt nguồn từ nước Nhật - Đất nước nổi tiếng với tinh thần kỷ luật nghiêm, tính tổ chức và tự giác cao. 5S là một phương pháp quản lý khoa học nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc khá đơn giản nhưng vô cùng hữu ích, thực hiện 5S tốt sẽ giúp giảm được các lãng phí: Lãng phí về nguyên vật liệu; Lãng phí về nguồn lực; Lãng phí về thời gian...Hiện nay 5S được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Việc áp dụng 5S vào thực tế tại bệnh viện là rất cần thiết, bởi ngành Y là ngành đòi hỏi sự chính xác, nhanh chóng và sạch sẽ bậc nhất. Khi thực hiện đúng 5S sẽ tạo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên Y tế, người bệnh và người nhà người bệnh. Từ đó, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng khám, chữa bệnh. Áp dụng  5S trong hệ thống bảng biển Cảm nhận đầu tiên khi đến BVĐK Hà Đông đó là không gian khang trang, sạch sẽ, vị trí các khoa, phòng được bố trí hợp lý, khoa học. Hệ thống bảng, biển được trang bị đồng bộ theo bộ nhận dạng thương hiệu; Có hệ thống vạch màu chỉ dẫn đường đi tới các khu vực khám bệnh và các khu vực làm xét nghiệm, thăm dò chức năng, chần đoán hình ảnh... Hệ thống biển cảnh báo đặt đúng nơi quy định tạo thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà, rút ngắn quá trình di chuyển, thăm khám. Tại các khoa, phòng luôn đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ với nhiều hình ảnh trực quan sinh động, Trang, thiết bị được đặt ở vị trí sẵn sàng, các dụng cụ y tế, các loại thuốc được sắp xếp, dán nhãn để nhân viên y tế dễ dàng tìm kiếm. Môi trường làm việc được cải thiện đã giúp hạn chế những sai sót, sự cố trong quá trình chăm sóc điều trị, đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời, tạo thói quen cho nhân viên y tế làm việc thuận tiện, hiệu quả hơn. Trong thời gian đầu áp dụng, mô hình 5S đã được các khoa, phòng nhiệt tình hưởng ứng. Mỗi nhân viên y tế đều nhận thức được tầm quan trọng của 5S nên chủ động trong việc “sàng lọc”, “sắp xếp”... đảm bảo nơi làm việc luôn “sạch sẽ”, “săn sóc” hằng ngày để luôn “sẵn sàng” khi cần sử dụng. Nói về những lợi ích sau khi áp dụng 5S tại Khoa Hồi sức tích cực, BSCKII. Đoàn Bình Tĩnh Trưởng Khoa chia sẻ: Do đặc thù của khoa luôn đòi hỏi sự chính xác, nhanh chóng và an toàn nên nhờ áp dụng thành công mô hình 5S, hiện tại hệ hống trang thiết bị, máy móc (Xe cáng, xe tiêm,…) được đặt đúng vị trí đã quy định; Tủ thuốc, Vật tư y tế tiêu hao; vật tư khác được phân loại, dán nhãn nhận biết trực quan đảm bảo nguyên tắc ”5D” Dễ nhìn, Dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng và dễ để lại…; Tất cả luôn sẵn sàng, đặc biệt khi cấp cứu bệnh nhân đã giúp rút ngắn thời gian trong việc tìm thuốc, tránh nhẫm lẫn..Giảm sai sót y khoa. giảm tải công việc cho nhân viên, tăng hiệu suất công việc; Tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và  khoa học. Áp dụng 5S trong quản lý xe tiêm và Hồ sơ bệnh án Đối với công tác Điều dưỡng, CNĐD. Đặng Thị Nga - điều dưỡng trưởng Khoa Nội tiết  tự hào khi khoa chị là một trong những khoa luôn luôn hăng hái trong việc áp dụng thực hành 5S. Hiện tại, khoa vẫn luôn đi đầu trong công tác duy trì việc thực hiện 5S và cải tiến liên  tục theo thời gian. Hồ sơ bệnh án được rút ngắn thời gian tìm kiếm  nhờ phân loại, dán nhãn, sắp xếp một cách rất khoa học; Không gian làm việc sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái, hào hứng khi làm việc, đồng thời giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Với những thành quả đã đạt được, việc duy trì 5S như một thói quen rất quan trọng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Để làm được điều đó, Phòng Quản lý chất lượng đã tổ chức đào tạo, hướng dẫn triển khai 5S cho cán bộ NVYT trong toàn viện; Xây dựng bộ bảng kiểm 5S giúp kiểm tra, đánh giá  định kỳ, đột xuất. Việc đánh giá đảm bảo khách quan, trung thực, kịp thời phát hiện những nguy cơ mất an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế; Đồng thời phát động các phong trào thi đua thực hiện 5S lồng ghép với chương trình Xây dựng bệnh viện Xanh – Sạch – Đẹp của Bộ Y tế, đề xuất khen thưởng cho các  tập thể, cá nhân thực hiện tốt. Một số Hình ảnh thực hiện 5S kết hợp Xanh, Sạch, Đẹp 5S” đã trở thành “thói quen” của nhân viên toàn bệnh viện; ngăn chặn, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót do thiếu tập trung như trước đây; tránh lãng phí vật tư y tế; kiểm soát sự cố tốt hơn, đảm bảo an toàn người bệnh, tăng sự hài lòng người bệnh và nhân viên dễ thích nghi, hài lòng nơi làm việc của mình. Với mô hình “5S”, bệnh viện đã: rút ngắn thời gian trong việc tìm thuốc, vật tư y tế tiêu hao; chính xác, giảm sai sót đảm bảo an toàn người bệnh; giảm lãnh phí do thuốc, vật tư y tế quá hạn, tổn kho giảm giúp tăng hiệu quả kinh tế; giảm tải công việc cho nhân viên, tăng hiệu suất công việc; tạo môi trường và thói quen làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học của nhân viên y tế. Đến nay, bệnh viện đã giới thiệu mô hình “5S” tại các buổi tập huấn trong bệnh viện; Các cuộc họp Hội đồng Người bệnh cấp khoa nhằm vận động và tuyên truyền đến người bệnh và người nhà người bệnh cùng tham gia thực hiện 5S khi nằm điều trị tại bênh viện. Đồng thời, bệnh viện còn chia sẻ hình ảnh, về 5S tại các khoa, phòng trên facebook và fanpage để lan tỏa đến nhiều đơn vị trong ngành và người dân được biết. Thời gian tới, bệnh viện quyết tâm duy trì thực hiện 5S hiệu quả hơn, với các mục tiêu cụ thể, thiết thực  hơn; Phân công thực hiện đến từng vị trí; Tăng cường Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất làm cơ sở cho việc xếp hạng thi đua giữa các khoa, phòng.

Xem Thêm

Cách phòng chống dịch khi trẻ đến trường
Thứ Ba 12/04/2022 08:46:52
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thùy Dương- Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: trong trạng thái bình thường mới, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế là kim chỉ nam để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 khi trẻ trở lại trường. SCKII Nguyễn Thị Thùy Dương chia sẻ: Khi học sinh trở lại trường, việc phát hiện F0 là điều khó tránh khỏi, với nhà trường vẫn là giám sát học sinh. Đặc biệt, học sinh, giáo viên phải tuân thủ các biện pháp 5K. Học sinh khi trở lại trường học phải mang khẩu trang, mỗi em nên có thêm khẩu trang y tế để dự phòng. Học sinh cũng nên chuẩn bị sẵn bình nước uống riêng, không sử dụng chung để hạn chế lây nhiễm. Trường hợp, nhà trường chủ động phát hiện các ca có triệu chứng (ho, sốt, khó thở…) và tiến hành test nhanh ngay cho học sinh nếu cần thiết và cho học sinh về nhà hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để đc thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó Giáo viên chủ nhiệm của lớp cần thông báo trên nhóm zalo với phụ huynh để theo dõi tình hình sức khỏe học sinh và những học sinh tiếp xúc gần với học sinh F0 cần được bố trí học online tại nhà trong thời gian 1 tuần để theo dõi sức khỏe về tình trạng lây nhiễm covid-19. Nhà trường phải bố trí phòng học thông thoáng, mở cửa sổ, phòng có quạt... Nên phân loại rác, để thùng rác bỏ khẩu trang ra riêng nhằm tránh lây nhiễm cho học sinh, giáo viên và người làm công tác vệ sinh. Giáo viên nên hướng dẫn các em tránh tụ tập, giữ khoảng cách với các bạn, tại mỗi lớp nên bố trí bình sát khuẩn. Ngoài ra, các em cũng nên có thêm chai sát trùng khử khuẩn riêng. Học sinh được hướng dẫn, nhắc nhở rửa tay, sát khuẩn tay trước khi đến trường, khi về nhà và khi cần thiết. Trước khi trẻ đến lớp hằng ngày, phụ huynh dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho các em, nếu thấy sốt nên cho con ở nhà để theo dõi, xử lý. Trong quá trình học, học sinh nào có các triệu chứng mệt mỏi, ho sốt... cần báo ngay cho giáo viên, người quản lý để được xử lý, theo dõi BS Dương nhấn mạnh. Đồng thời, nhà trường tăng cường các biện pháp giám sát. Phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và cơ quan y tế trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Ví dụ, nếu ở nhà, con bị sốt, ho, phụ huynh phải báo ngay cho nhà trường, cơ quan y tế. Hoặc gia đình đã có trường hợp F0, cần cho các cháu nghỉ học, sau đó thông báo cho nhà trường được biết nhằm rà soát trước đó những bạn học sinh nào đã tiếp xúc với bạn đó. Ngoài ra, BS Dương nói thêm: “Việc tiếp xúc gần với F0 trên 15 phút cũng được xem là nguy cơ vì vậy. Khi trẻ được học theo lịch bình thường, nếu có ca nhiễm cần xử lý theo quy định về phòng chống dịch.

Xem Thêm

Sinh hoạt khoa học tháng 4 năm 2022
Thứ Năm 07/04/2022 08:59:37
Với mục đích cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, bên cạnh đó tạo môi trường sinh hoạt khoa học, tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Chiều ngày 05/4/2022, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học tháng 4, với sự tham gia của Ts Nguyễn Văn Thắng - Phó giám đốc Bệnh viện và hơn 50 Học viên là các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng trong Bệnh viện. Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt khoa học, Ts Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh “vai trò của buổi sinh hoạt, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, từ đó áp dụng có hiệu quả trong điều trị lâm sàng, đồng thời yêu cầu các học viên phải luôn nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bổ sung kiến thức phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh”. Mở đầu bác sĩ Trần Văn Đăng - Phụ trách Đơn nguyên KCB tự nguyện đã trình bày chi tiết về quy chế tổ chức và hoạt động của đề án đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện. Tiếp đến là chuyên đề về Hậu Covid-19 của bác sĩ Trần Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, theo đó vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Các triệu chứng phổ biến gồm: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và một số triệu chứng khác. Tình trạng kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, tác động đến đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc gây khó khăn trong cuộc sống. Hậu di chứng sau khi mắc Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất, tốn kém thời gian và tiền bạc để chữa trị… Buổi sinh hoạt khoa học tháng 4 với các chuyên đề rất thiết thực và bổ ích đã nhận được sự quan tâm, đặt ra câu hỏi và thảo luận từ các bác sĩ, điều dưỡng tham dự, giúp các học viên cập nhật kiến thức chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các khoa/phòng để đạt hiệu quả tối đa trong khám và điều trị bệnh. Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học tháng 4:  

Xem Thêm

DANH MỤC TIN